Trang

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

TÁI BẢN.


Tạp chí XƯA NAY do ông Dương Trung Quốc làm Tổng biên tập, số 406 tháng 6-2012 có đăng bài VỀ TÊN SÔNG LINH GIANG  của Ruchung tôi ở mục Trao đổi. Thực chất đây là một entry đã được post từ tháng 3-2011 trên blog ĐẾN TỪ ÁNH SÁNG. Nhân sự kiện Hội thảo quốc gia về danh nhân Quảng Bình thành công tốt đẹp, Ruchung tôi tái bản lại entrry này như là một sự phụ họa về một miền địa linh đã từng sinh ra nhiều nhân kiệt vậy...
 




Các bài viết của tác giả  Tôn Thất Thọ đăng ở Tạp chí Xưa & Nay số 341 tháng 10 năm 2009  và của tác giả Bulukhin đăng ở  Bulukhin Blog đều để cùng trả lời một câu hỏi chung: LINH GIANG LÀ SÔNG NÀO? Sau khi trưng các chứng cứ từ các thư tịch cổ rất công phu, chính xác và thực hiện các thao tác khoa học nghiêm túc, cần thiết, hai tác giả đi đến các kết luận của riêng mình, đại thể như sau:
Tôn thất Thọ: Linh Giang là tên gọi chỉ con sông Hương ở Thừa Thiên Huế chứ không phải là sông Gianh ở Quảng Bình như các sử thần nhà Nguyễn đã chép.
 Bulukhin: Địa danh trùng tên là chuyện thường gặp. Sông Gianh (Quảng Bình) cũng có tên là Linh Giang, thậm chí có lúc được gọi là Đại Linh Giang.
Ruchung tôi xin góp bàn thiển ý dưới đây để hai tác giả tham khảo và chỉ giáo:
 Dựa vào các cứ liệu của hai bài viết nói trên và thực tế, thì Sông Gianh (Quảng Bình) và sông Hương (Thừa Thiên Huế) có các đặc điểm giống và khác nhau sau đây:
-  Giống nhau:
+ Là hai hiện tượng địa lý, dạng vật chất, hội đủ các tiêu chí để cùng nằm trong một khái niệm địa lý / mục từ từ điển: SÔNG (khi phiên âm sang Hán Việt được đọc là GIANG) 
+ Cùng đã từng và đang nuôi sống / đe dọa hai cộng đồng người chính: Chăm và Việt trong quá trình tồn tại của mình (lịch đại).
+ Có thời điểm được các cổ thư chép cùng tên là LINH GIANG.
- Khác nhau:
+ Có quy mô khác nhau (tác giả Bulukhin đã chứng minh trong bài viết của mình)
+ Tọa lạc ở hai vùng địa lý / hành chính / văn hóa khác nhau: kinh kỳ (sông Hương) / biên viễn (sông Gianh).
+ Có hai tên gọi đương đại khác biệt nhau: HƯƠNG / GIANH





Sông Hương  ngày vua Khải Định băng hà : 6-11-1925 ( Chụp lại từ ảnh tư liệu)




                                                                     Sông Hương ngày nay

Từ các đặc điểm trên, Ruchung tôi xin có một vài thiển ý như sau:
1.Cả sông Hương và sông Gianh được những người san định cổ thư ghi lại đã từng có thời cùng mang tên LINH GIANG mà tác giả Nguyễn Thế Thọ cho là người xưa ghi chép sai từ sông này (Hương) sang sông kia (Gianh). Theo Ruchung tôi, đó là sự ghi chép chân thật, chuẩn xác tại thời điểm lịch sử ấy. Tên gọi này chắc chắn không do những người san định cổ thư tự đặt ra, mà được kế thừa ít nhất từ hai nguồn thông tin: di cảo của tiền nhân và sự cung cấp (thông tin) của cộng đồng dân cư sinh sống hai bên bờ sông Hương và sông Gianh. Tuy nhiên, LINH GIANG không phải là tên sông, mà đó là ý niệm của các cộng đồng dân cư này về các con sông hiền hòa (nuôi dưỡng) / hung hãn (hủy diệt) của mình. Những người san định cổ thư không biết / không có ý định phụ chú điều này, nên lâu dần, ý niệm linh giang được địa danh hóa, do đó, người đời sau đồng nhất/nhầm lẫn ý niệm linh giang thành tên sông (địa danh) LINH GIANG, và đương nhiên tranh biện đã xảy ra.
2.Trong suốt quá trình tồn tại, hai dòng sông này đã từng có những tên gọi khác nhau mà các cổ thư đã liệt kê, tuy nhiên, theo Ruchung tôi, đó chưa phải là những liệt kê đầy đủ (và không bao giờ đủ). Bằng chứng: Sông Hương và sông Gianh đã từng gắn bó với cộng đồng người Chăm hùng mạnh. Những người Chăm có nền văn minh sớm phát triển rực rỡ,có kỹ năng sông nước vượt trội, đã từng sở hữu độc lập hai dòng sông hùng vỹ này trong một thời gian dài, không thể không định danh cho nó để tiện sinh hoạt, thậm chí để tôn thờ. Thế mà, trong các cổ thư do hai tác giả Nguyễn Thế Thọ và Bulukhin dẫn ra không thấy có một tên Chăm nào dùng để chỉ hai con sông này; đó chỉ có thể là sự chưa tìm thấy của tiền nhân mà thôi. Với hiện thực lịch sử này, theo Ruchung tôi, hai dòng sông Gianh và sông Hương trong quá trình được con người khai thác đã từng được định danh bởi các lớp tên có nguồn gốc sau đây: Chăm – Nôm (Việt cổ) – Hán Việt (còn gọi là tên Chữ), tuy nhiên, đến nay nó đã không được bảo lưu đầy đủ.
3. Như vậy, nếu ta giữ nguyên các tên gọi được nhắc nhiều trong bàn luận: LINH GIANG, SÔNG HƯƠNG, SÔNG GIANH, còn những tên gọi khác trong lịch sử đã biết và chưa biết của hai dòng sông này được ký hiệu hóa bởi các ký tự chữ cái tiếng Việt (viết hoa) khác nhau tương ứng, chúng ta sẽ có mô hình hai chuỗi tên gọi của các dòng sông này như sau:
  *  X - Y - LINH GIANG - Z ... - SÔNG HƯƠNG.
 *  M – N – O – LINH GIANG... - SÔNG GIANH.
  Trong hai chuỗi tên gọi khác biệt trên, dễ dàng nhận  thấy duy nhất chỉ có một vị trí trùng lặp mà thôi: LINH GIANG. Những tên gọi còn lại hoàn toàn khác biệt nhau, không cần chứng minh quyền sở hữu. Vậy thì, với phẩm chất ngôn ngữ / văn hoá nào mà duy nhất LINH GIANG lại được hai cộng đồng người ở hai vùng địa lý/ hành chính/ văn hóa ( kinh kỳ  / biên viễn ) cùng sử dụng trùng cho dòng sông trên lãnh thổ của mình?



Thượng nguồn sông Gianh

4. LINH GIANG, về mặt ngôn ngữ là từ ghép Hán Việt (tên chữ), trong đó có thành tố GIANG (sông) là của chung mọi dòng sông, không thể và không cần phân định. Còn lại thành tố LINH có thể là sở hữu riêng, hoặc đầu tiên với tư cách là tên gọi của một con sông cụ thể nào đó, nếu chứng minh được.
Tra cứu trong nguyên tác các thư tịch cổ do hai tác giả Tôn Thất Thọ và Bulukhin cung cấp, thấy các bậc tiền nhân sử dụng chữ LINH  bộ “vũ”, có nghĩa  thần linh, linh khí, linh ứng để ghi cho LINH GIANG.Theo đó, nếu cần phải diễn nôm (dịch) thì LINH GIANG nghĩa là DÒNG SÔNG LINH THIÊNG. Hai dòng sông khác biệt nhau (HƯƠNG và GIANH) được hai cộng đồng cư dân ở hai vùng địa lý cách xa nhau cùng tôn phong là LINH THIÊNG thì rõ ràng đó là Ý NIỆM tôn kính / sợ hãi của họ đối với dòng sông hiền hoà / hung dữ xứ mình, chứ không phải là KÝ HIỆU (ngôn ngữ) để dùng làm tên gọi thông thường. Nhưng Ý NIỆM ở hai vùng xa cách về hai con sông khác biệt nhau do đâu mà lại có cùng mẫu số chung LINH GIANG? Đơn giản, do các cộng đồng người này đều cùng là người Việt, và cùng một văn hoá tín ngưỡng. Bằng chứng:
- Người Việt xưa có tục thờ nhiên thần (các vị thần có nguồn gốc tự nhiên). Các hiện tượng tự nhiên  nào cộng đồng không giải thích được, không chế ngự được, hoặc quá hàm ơn…, đều được phong thần và tôn thờ, bởi vậy nên mới có thần núi, thần sông, thần cây đa, ma cây gạo…, những thế lực tự nhiên siêu nhiên vừa gây ra sự sợ hãi, vừa gieo lên niềm hy vọng cho con người vốn yếu ớt về thể chất (so với tự nhiên), thấp kém về hiểu biết quy luật (về tự nhiên) thời bấy giờ. Sông Hương và sông Gianh là những dòng sông hai mặt hùng vỹ nhất ở khu vực, nó nuôi sống cộng đồng, nhưng đồng thời cũng có khả năng huỷ diệt cộng đồng khi trở chứng. Cộng đồng cư dân ở lưu vực hai dòng sông đã kính trọng, sợ hãi hai dòng sông này đến mức thốt lên thành lời: DÒNG SÔNG LINH THIÊNG (LINH GIANG). Quyền kính trọng và sợ hãi trước tự nhiên là quyền CHUNG của CON NGƯỜI chứ không phải là đặc hữu của riêng một nhóm cộng đồng nào.
- Người xưa khi thấy vật gì được khí tinh anh hun đúc lại hơn cả các loài vật cùng loài thì gọi là LINH (Từ điển Hán-Việt Thiều Chửu). Chẳng hạn, con người là giống LINH hơn muôn loài, do vậy khi chết gọi là linh: linh cữu = thi thể, linh sàng = giường người chết nằm, thiết linh = bài vị thờ người chết …Ở cấp độ thấp hơn, động vật cũng có nhóm LINH hơn những động vật còn lại: Tứ linh (kỳ lân, phượng hoàng, rùa, rồng). Theo đó, sông Hương và sông Gianh rõ ràng là hùng vỹ nhất, được các cộng đồng cư dân ở đây cho là được khí tinh anh hun đúc lại hơn cả các con sông khác trong khu vực mà họ được biết, nên đã tự nguyện tôn vinh là LINH GIANG với mơ ước sẽ được các đấng nhiên thần này nuôi sống và che chở.  Rõ ràng LINH GIANG là một sự tôn xưng tất yếu của một cộng đồng đối với dòng sông của mình, chứ không phải là một danh xưng (tên gọi) thông thường. Đó là văn hoá tín ngưỡng nhiên thần có mẫu số chung, rất phổ quát, ở đâu để đó, không thể và không cần thiết phải tìm chủ sở hữu duy nhất.



  • Mìtôm Hâmhâm...
    hết tên đặt rồi hay sao bố mẹ ổng đặt tên Dương Trung Quốc bợ đít tầu bác nhỉ
    • ruchung
      Ông là nhà sử học có tên tuổi, đáng kính trọng cả về chuyên môn lẫn nhân cách!
  • Thọ Lộc
    Rất sâu sắc.
    Chúc mừng vùng địa linh của nhiều nhân kiệt.
    • ruchung
      Chúc mừng TL, con dân của vùng địa linh QB
  • Private comment
  • Private comment
  • Thanh Nact
    Thăm bạn. Chúc vui vẻ nhé !
    • ruchung
      Cám ơn bạn. Chúc bạn sức khoẻ.
  • bulukhin
    Lần đầu tiên được đọc bài này
    Bu tui sẽ đọc lại và có thể viết đôi dòng nhận xét.
    Multiply chờ đến 01.12.2012 để trút hơi thở cuối cùng, bu sẽ quay lại với Yahoo này để thỉnh thoảng được "diện kiến" một tinh hoa người RỤC !
    • ruchung
      Được bác Bu chỉ giáo thì còn gì bằng.Theo Bác, Multiply sẽ viên tịch vào ngày 01.12.2012, vậy có hẹn "luân hồi" không Bác. Cứ nhìn thấy cái avatar "bất tử" của Bác là phấn khởi lắm rồi. Ai sao kệ họ.
  • phuongdh007
    Đã lâu lại được gặp tác giả bài viết mà mattroi rất tâm đắc [(smile)] . Hình như anh rất thân thuộc với những dòng sông trên đất QB thì phải ! [(smile)]
    • ruchung
      Nữ thần cũng thuộc nhóm LINH đấy nhé. Kính nhi viễn chi thôi.
    • phuongdh007
      Nói đầy đủ thì sẽ là một LINH GIANG ruchung à ! Kính lão đắc thọ ạ !
  • .
    • .
    • Aug 8, 2012 10:32 PM
    GNO - Người Tây Tạng và cộng đồng Phật giáo đang cảm thấy bị xúc phạm bởi một công ty có trụ sở tại California đang quảng bá một loạt các đôi giày có hình tượng của Đức Phật.

    Phật tử Tây Tạng và Bhutan đã có văn bản gửi đến công ty giày dép Icon Shoes để bày tỏ sự bất bình của họ. Trang Facebook của công ty này cũng đã tràn ngập những lời lẽ phản đối.
    Một mẫu dép in hình Phật
    Không có phản ứng tức thì nào từ công ty giày dép Icon Shoes.
    "Thật là điều đáng tiếc, theo truyền thống Phật giáo, hình tượng của Đức Phật và thánh chúng phải được đối xử một cách tôn kính.
    Việc đưa các hình ảnh này lên trên giày dép là thiếu tôn trọng đối với các Phật tử", Bhuchung Tsering thuộc Phong trào Quốc tế vì Tây Tạng (International Campaign for Tibet) bày tỏ.
    Thành viên của Quốc hội Tây Tạng ở Bắc Mỹ, ông Tashi Namgyal, đã viết một lá thư phản đối gửi tới công ty giày dép Icon Shoes nói: "Xin vui lòng xem xét lại việc này và thu hồi lại những đôi giày như thế".

    “Tôi đi đôi giày có hình Đức Phật được sản xuất bởi công ty của bạn, điều đó đã làm tôi hoàn toàn bị sốc và mất tinh thần trước một thái độ vô cảm như vậy", Namgyal viết.
    "Đức Phật được tôn thờ bởi hàng triệu người trên thế giới trong đó có cả người viết lá thư này ... Vì vậy, tôi mạnh mẽ kêu gọi công ty hãy thu hồi tất cả các hàng hóa được bán có hình Đức Phật và ngăn chặn không những việc bán mà còn cả việc sản xuất những sản phẩm như vậy.
    Hơn hết, tôi yêu cầu công ty phải xin lỗi trên trang web của mình về vấn đề này", Tashi đề nghị.
    Văn Công Hưng (Theo PTI)
    MỜI CÁC BẠN VÀO TRANG WEB NÀY VÀ ĐIỀN VÀO FROM GỞI THƯ CHỐNG ĐỐI VỀ VIỆC ĐEM HÌNH CHƯ PHẬT LÀM GIÀY DÉP
    RẤT CÁM ƠN
    NGUYỆN SỰ AN LẠC ĐẾN VỚI CÁC BẠN

    http://avaaz.org/en/petition/ Stop_using_Buddha_Image_on_ Shoes/
    Xin lỗi RC , cho mình gởi tạm thông tin này ở đây nhé !
    Cám ơn các Bạn của RC vào đọc được và ủng hộ .
    Cám ơn RC .
    • ruchung
      Cần phải tôn trọng nhau trên cơ sở nền văn hoá của mình.
  • Lê Nguyên
    Chặt chẽ ghê . Chúc bạn ngày càng có rhêm những bài viết hay.
    • ruchung
      Và bạn sẽ thường xuyên vào blog này đọc chứ!
  • .
    • .
    • Aug 8, 2012 8:24 AM
    Là người ngoại đạo ( trong lỉnh vực này ) thì HN tui không có gì để Comemt được cả. Cái mà HN tui khoái là cách lập luận , phân tích, chứng minh hay những giả thiết những chứng cứ khoa học mà RC sử dụng nhằm làm rõ ngọn nguồn . Nhưng tên tác giả dưới bài báo - trao đổi " Về tên sông Linh giang" với tác giả RC của bài này là như thế nào mà nỏ thấy phân tích. Cái này nhiều người hỏi HN- nhờ RC trả lời
    • ruchung
      Ruchung không "đạo văn" của Trần Hùng là được chứ gì!
    • ruchung
      Ruchung không "đạo văn" của Trần Hùng là được chứ gì!
  • Dang Van Cuong
    Bài phân tích rất công phu. Cảm ơn bác RC đã chia sẻ.
    • ruchung
      (Empty)
  • Private comment
  • phuongdh007
    Cách suy luận của bạn rất hợp lý . Cái tên LINH GIANG dùng để chỉ một dòng sông có sức mạnh huyền bí đối với người dân thưở hồng hoang, nên việc có đến hai con sông cùng được gọi là LINH GIANG cũng không có gì lạ. Đó là theo thiển ý của mattroi.
    • ruchung
      (Empty)
  • Như Mai
    Nhờ RC chỉ giúp đường dẫn đến bài viết của hai TG ở trên nhé. NM cũng muốn được "tò mò" một chút!!!
    Không biết có thiên vị không chứ phân tích của RC rất thuyết phục. Linh thiêng ở tại lòng người/ Cớ đâu phân định rạch ròi địa danh.
    • ruchung
      Cám ơn nhumai đã quan tâm. - Bài của tác giảTôn Thất Thọ đăng ở Tạp chí Xưa
      & Nay số 341 tháng 10 năm 2009 ( Chưa có điều kiện tìm bản mềm) - Bài ..
  • TênTên
    • TênTên
    • Mar 1, 2011 5:52 PM
    RC xứng đáng là học trò ưu tú của cố GS Nguyễn Tài Cẩn
    • ruchung
      (Empty)
  • Minh
    • Minh
    • Mar 1, 2011 3:35 PM
    Trước sức mạnh vĩ đại của các dòng sông nếu không thuần phục được thì phải tôn sùng thôi, phải không bác? Ở Thanh Hóa, khu vực Thành nhà Hồ cũng ..
    • ruchung
      "Trước sức mạnh vĩ đại của các dòng sông nếu không thuần phục được thì phải tôn sùng thôi, phải không bác?"
  • Y.L.
    • Y.L.
    • Mar 1, 2011 11:14 AM
    RC là nhà sử học kiêm thợ chụp ảnh ? Bài rất hữu ích đó với tất cả chúng tôi . Cám ơn rất nhiều
    • ruchung
      Gọi Ruchung tôi là Nghệ sỹ nhiếp ảnh / nhiếp ảnh gia như thi nhân PBC, Thọ Lộc... và một số người khác là do yêu mà quá phung phí lời khen. Còn gọi Ruchung tôi là thợ chụp ảnh như blu thì cũng hơi thiếu...công bằng. Có lẽ nên gọi Ruchung tôi là kẻ chơi ảnh là hợp lý hơn cả, bởi Ruchung tôi thực sự là một kẻ ngoại đạo chân chính trong nhiếp ảnh. Cám ơn blu và các bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]