Trang

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

THẾ LÀ 1604.


Mùa Xuân Quảng Bình Quan - Biểu tượng văn hoá, lịch sử tỉnh Quảng Bình.

Mới đây, nhận được thông tin (chưa kiểm chứng): các cấp thẩm quyền đã quyết định lựa chọn năm 1604 làm thời điểm ra đời tỉnh Quảng Bình. Nhiều năm trước, Ruchung tôi đã bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này tại một hội thảo khoa học, nay post lên đây cho bạn bè tham khảo, đặc biệt là các Quảng Bình kiều blogers: phạmbachieu, hoài nhớ, Thọ Lộc, doanbinh, thanhthuoc, phuongthao, FOEVER... :

GÓP BÀN XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM RA ĐỜI TỈNH QUẢNG BÌNH


Tham gia chủ trì Hội thảo (Mọi người sẽ nhận ra, riêng thi nhân phạmbachieu 

hẳn đã nhận ra)

Trình bày tham luận (Entry này) tại Hội thảo.

I. LỜI MỞ
1. Việc xác định thời điểm ra đời tỉnh Quảng Bình là rất cần thiết:

- Nhằm tôn vinh truyền thống của một vùng đất trong vị thế chung của dân tộc, của đất nước đã được lịch sử thừa nhận.

- Để hiểu rõ hơn bản sắc riêng nhằm phát huy các giá trị tinh thần truyền thống tỉnh Quảng Bình, qua đó giáo dục lòng yêu quê hương xứ sở cho mỗi người dân Quảng Bình.

- Có được một thời điểm lịch sử xác định về sự phát tích một đơn vị hành chính thống nhất, bao gồm các truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời.

2. Đối tượng xác định thời điểm ra đời tỉnh Quảng Bình, là vùng đất – đơn vị hành chính Quảng Bình ngày nay. Có nghĩa là phải xem xét vùng đất có danh xưng tỉnh Quảng Bình này ra đời như một đơn vị hành chính thống nhất, có danh xưng ổn định, có truyền thống lịch sử - văn hóa từ bao giờ.
3. Xác định thời điểm ra đời tỉnh Quảng Bình là một công việc khó khăn vì những biến động liên miên về không gian lãnh thổ, danh xưng, qui mô hành chính… qua các thời kỳ và các giai đoạn lịch sử. Theo đó, xác định thời điểm ra đời tỉnh Quảng Bình cũng chỉ mang tính tương đối, tuy nhiên đó phải là sự tương đối được thừa nhận trên cơ sở các tiêu chí cụ thể.
 II. NHỮNG TIÊU CHÍ
Cho đến nay, trên thực tế vẫn chưa có một qui chuẩn chung nào về các tiêu chí hình thành một vùng đất – vùng văn hóa – đơn vị hành chính. Để giải quyết vấn đề đặt ra, chúng tôi cho rằng ở thời điểm được coi là đánh dấu cho sự ra đời của tỉnh Quảng Bình cần phải có ít nhất các tiêu chí sau đây:
1. Về không gian lãnh thổ và hành chính.
- Có vùng không gian lãnh thổ phù hợp hoặc gần phù hợp với không gian lãnh thổ tỉnh Quảng Bình ngày nay.
- Là một đơn vị hành chính thống nhất trong vùng không gian lãnh thổ đó, có hệ thống từ trên xuống dưới.
2. Truyền thống lịch sử văn hóa: một cộng đồng thống nhất hình thành được truyền thống văn hóa - lịch sử thống nhất.
3. Danh xưng: có danh xưng trùng với danh xưng hiện tại.
4. Ưu tiên thời điểm sớm nhất có thể được, nếu nó hội tụ đủ, hoặc đa số các tiêu chí trên.
III. DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ - NHỮNG THỜI ĐIỂM CHÍNH
1. Tổng quan.
- Trong quá trình hình thành và phát triển của vùng đất – đơn vị hành chính Quảng Bình có rất nhiều thời điểm biên niên chính đáng ghi nhớ.
+ Thời Vua Hùng lập quốc: thuộc Bộ Việt Thường của Nhà nước Văn Lang.
+ Năm 192: Nhập vào quốc gia khác có tên Lâm Ấp (về sau là nước Chiêm Thành).
+ Năm 1069: Vua Lý Thánh Tông giành lại vùng đất này vào Đại Việt (gồm hai châu Địa Lý, Bố Chính).
+ Năm 1075: Vua Lý Nhân Tông đổi hai châu thành Bố Chính, Lâm Bình.
+ Năm 1375: Vua Trần Duệ Tông cải phủ Lâm Bình thành phủ Tân Bình (về sau là Lộ).
+ Năm 1397: Hồ Quý Ly đổi Lộ Tân Bình thành Trấn Tân Bình.
+ Năm 1469: Vua Lê Thánh tông định lại bản đồ, đặt làm Phủ Tân Bình.
+ Niên hiệu Hoằng Định (1600 – 1619): Vua Lê Kinh Tông đổi Phủ Tân Bình thành Phủ Tiên Bình.
+ Năm 1604: Nguyễn Hoàng đổi Phủ Tiên Bình thành Phủ Quảng Bình
+ Năm 1801: Niên hiệu Thịnh Bảo Hưng (Nguyễn Quang Toản) đổi Phủ Quảng Bình làm Dinh Quảng Bình.
+ Năm 1831: Vua Minh Mạng đặt tỉnh Quảng Bình.
+ Năm 1976: Nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên.
+ Năm 1989: Trở lại tỉnh Quảng Bình riêng.
- Trong quá trình cải cách, biến động và thay đổi liên tục này, theo chúng tôi những mốc lịch sử sau đây cần được xem xét để xác định năm ra đời của đơn vị hành chính tỉnh Quảng Bình: 1075, 1397, 1604 và 1831.
Thông qua các tài liệu lịch sử, chúng tôi hệ thống hóa dưới đây sơ đồ không gian lãnh thổ tương đối trong quá khứ của vùng đất Quảng Bình qua các mốc lịch sử này 



2. Đặc điểm các thời điểm so với các tiêu chí đặt ra

2.1. Năm 1075 (đời Lý Nhân Tông): Châu Bố Chính và Châu Lâm Bình 



NQB6.jpg

- Thời điểm này, lần đầu tiên vùng đất này chính thức được Nhà nước Đại Việt quản lý:
+ Lý Thường Kiệt cho vẽ bản đồ vùng đất này vào Đại Việt.
+ Đổi tên hai bộ phận của vùng đất (châu Địa Lý thành châu Lâm Bình, châu Bố Chinh thành châu Bố Chính).
+ Chiêu dân Đại Việt đến ở.
Trước đó 6 năm (1069) vua ChămPa Chế Củ đã cắt vùng đất này cho Đại Việt, nhưng thực tế Nhà nước Đại Việt chưa chính thức quản lý.
Không gian lãnh thổ vùng đất này có hai đơn vị hành chính độc lập, bình đẳng cùng tồn tại : Châu Bố Chính và Châu Lâm Bình.
- Đặc trưng Lịch sử - Văn hóa: Lần đầu tiên Nhà nước Đại Việt có chính sách di dân vào sinh sống ở đây. Các cộng đồng dân cư Đại Việt ở vùng đất
này đang mới thời kỳ sơ khởi, chưa kịp hình thành đặc trưng lịch sử - văn hóa của vùng đất.
- Danh xưng: Chưa xuất hiện tên gọi Quảng Bình như ngày nay.
2.2. Năm 1397 (đời Trần Nhân Tông): Trấn Tân Bình


- Có không gian lãnh thổ gần sát với không gian lãnh thổ Quảng Bình ngày nay (bao gồm 2 châu Bố Chính, Lâm Bình trước đó và một phần ít lãnh thổ phía Bắc Quảng Trị).
- Thời điểm này có thể được coi là khởi đầu cho sự ổn định tương đối không gian lãnh thổ Quang Bình về sau.
- Toàn bộ vùng không gian lãnh thổ này là một đơn vị hành chính thống nhất và có hệ thống: Trấn Tân Bình
- Cộng đồng dân cư Việt ngày càng gia tăng về số lượng, ổn định cuộc sống, bắt đầu hình thành đặc trưng và truyền thống lịch sử - văn hóa vùng đất.
- Danh xưng: Chưa xuất hiện danh xưng Quảng Bình.
2.3. Năm 1604 (thời Nguyễn Hoàng): Phủ Quảng Bình

- Có không gian lãnh thổ gần sát với lãnh thổ tỉnh Quảng Bình ngày nay.
- Là một đơn vị hành chính thống nhất ổn định.
- Truyền thống văn hóa – lịch sử vùng đất ngày càng được bồi đắp, phát triển và có đủ điều kiện hình thành bản sắc.
- Lần đầu tiên xuất hiện danh xưng Quảng Bình và đã được sử dụng cho đến ngày nay.
2.4. Năm 1831 (Thời Minh Mạng): Tỉnh Quảng Bình 



- Là thời điểm hoàn thiện cuối cùng trong tiến trình hình thành tỉnh Quảng Bình cả về không gian lãnh thổ, hành chính, đặc trưng văn hóa và danh xưng.
IV. LỰA CHỌN
Qua đánh giá các tiêu chí của từng thời điểm đã nêu trên, chúng tôi nhận thấy năm 1604 là thời điểm có đủ điều kiện để lựa chọn làm năm thành lập tỉnh Quảng Bình với các lý do sau đây:
1. Các năm 1075, 1397
Là những thời điểm đáng lưu ý trong lịch sử hình thành tỉnh Quảng Bình. Nó mang các giá trị khởi đầu, tiền thân rất quan trọng:
-  Lần đầu tiên vùng đất này nhập vào Đại Việt (1075).
- Lần đầu tiên trở thành một trấn độc lập, thống nhất về hành chính (1397).
Nếu lựa chọn thời gian này sẽ tôn vinh được yếu tố truyền thống lâu đời, đáng tự hào của một vùng đất. Tuy nhiên, soi vào các tiêu chí đã định trên thì các thời điểm này còn thiếu hụt nhiều tiêu chí như:
- Lãnh thổ hành chính: Chưa thống nhất thành một đơn vị hành chính (1075).
- Đặc trưng lịch sử văn hóa của vùng đất: Chưa hình thành
- Danh xưng: chưa xuất hiện danh xưng Quảng Bình như ngày nay (1075, 1397)
Theo đó, đây chưa phải là các thời điểm hội tụ các điều kiện cho sự ra đời của Quảng Bình.
2. Năm 1831
Đã hội tụ gần như đầy đủ và chín muồi các tiêu chí đặt ra để xác định thời điểm ra đời tỉnh Quảng Bình.
Tuy nhiên chúng tôi không lựa chọn năm này vì các lý do sau:
- Đây là thời điểm tuy chắc chắn về các tiêu chí, nhưng nó quá muộn so với diễn trình hình thành tỉnh Quảng Bình.
- Tại thời điểm lựa chọn này có đến 2 tiêu chí: đặc trưng văn hóa lịch sử và danh xưng, trên thực tế đã hình thành phát triển tại dơn vị hành chính thống nhất Phủ Quảng Bình từ hơn 227 năm trước (1604) và ổn định cho đến ngày nay.
Đây là những tiêu chí phi vật thể rất quan trọng, góp phần định hình một tỉnh Quảng Bình ngày nay với những bản sắc riêng độc đáo và thống nhất chung trong cộng đồng Việt Nam .
Theo đó, nếu lựa chọn thời điểm 1831 làm năm thành lập tỉnh là chúng ta đã bỏ sót một lượng các giá trị tinh thần truyền thống quí giá của địa phương này.
Đặc đểm lớn nhất của năm 1831 là chính thức xuất hiện danh xưng đầy đủ tỉnh Quảng Bình và có không gian lãnh thổ cơ bản giống như ngày nay. Tuy nhiên theo chúng tôi:
+ Khái niệm tỉnh trên thực tế đó chỉ là tên gọi khác cùng cấp độ hành chính của các đơn vị hành chính trực thuộc trực tiếp chính phong kiến Trung ương trước đó: Châu, Trấn, Phủ, Lộ... qua các thời điểm lịch sử, trên con đường cải cách hành chính lâu dài của nước nhà.
+ Không gian lãnh thổ khá định hình so với ngày nay, song không liên tục về sau (1976 tỉnh Quảng Bình nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên, không còn tên gọi, chỉ còn lại các huyện trong tỉnh Bình Trị Thiên). Do đó, tiêu chí này là tương đối.




3. Năm 1604
- Trong năm này về tiêu chí không gian lãnh thổ có phần không phù hợp với ngày nay (hơi tụt xuống phía nam một ít), tuy nhiên đã kế thừa sự thống nhất là một đơn vị hành chính của thời gian trước đó (1397).
+ Sự thật thì chúa Nguyễn Hoàng phải định liệu một đơn vị hành chính có cương vực hơi tụt xuốn phía nam một ít, là để phòng thủ Đàng Ngoài trong ý đồ cát cứ của mình. Và trên thực tế, cũng vì chiến tranh mà phần đất Bắc Bố Chính, ngay cả Đàng Ngoài cũng gần như không quản lý. Đó là vùng đất "lưu không", là chiến trường mà cả hai bên đều không thể quản lý. Các triều đại sau này nhận thấy  sự bất hợp lý này đã lại nhập vào đất cũ.
+ Không gian lãnh thổ Quảng Bình từ năm 1069 đến nay có rất nhiều biến động, theo đó, định vị một không gian lãnh thổ tỉnh Quảng Bình ở một thời điểm nào  đó trong quá khứ là rất tương đối. Do vậy theo chúng tôi, năm 1604 là thời điểm đáng được chấp nhận về tiêu chí này. Nó đã kế thừa sự ổn định tương đối về không gian lãnh thổ thời điểm 1379 Trấn Tân Bình và gần phù hợp với không gian lãnh thổ tỉnh Quảng Bình ngày nay.
- Đây là năm mà lần đầu tiên danh xưng QUẢNG BÌNH xuất hiện trong lịch sử hình thành các danh xưng tỉnh này và tồn tại liên tục cho đến ngày nay.
Danh xưng, về mặt ngôn ngữ học chỉ là một ký hiệu để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác. Tuy nhiên, một khi danh xưng tồn tại bền vững và lâu dài cùng đối tượng, thì danh xưng đó không còn là một ký hiệu thuần túy nữa, mà trở thành một phần thuộc tính của đối tượng, chuyên chở rất nhiều các giá trị của đối tượng, đặc biệt đối tượng đó là một cộng đồng văn hóa – lịch sử. Và do đó, với thời gian, tiêu chí này trở nên rất quan trọng.
- Trước năm 1604 cộng đồng lịch sử văn hóa trên dải đất này đã được định hình phát triển và thành bản sắc.
+ Sách Ô châu Cận lục của Dương Văn An (viết năm 1553) đã kê cứu hàng trăm làng xã, nhiều huyện, phủ ở vùng đất này với một thiết chế hành chính khá ổn định. Hơn thế nữa ông đã miêu tả nhiều phong tục tập quán, nhiều giá trị tinh thần truyền thống phong phú, độc đáo của rất nhiều miền quê, khẳng  định một bản sắc văn hóa mới, không còn nguyên gốc như nơi phát tích, do sự ổn định của vùng đất do sự tiếp biến văn hóa tạo dựng nên. Những tinh hoa đó được tích lũy, trao truyền, phát triển qua các thời điểm đang bàn thảo và cho đến tận ngày nay.
+ Năm 1692, Nguyễn Hữu Cảnh người con ưu tú của Phủ Quảng Bình vâng lệnh Chúa Nguyễn đi mở cõi phương Nam . Ông đã dùng các địa danh của Quảng Bình đặt tên cho nhiều địa danh vùng đất mới, di dân Quảng Bình vào ở và chắc chắn đã sử dụng kinh nghiệm hành chính làng, xã, huyên, phủ nơi chánh quán để lập nên thôn ấp xã, tỉnh …tại vùng đất mới. Ngày nay nhiều địa phương đồng bằng ở sông Cửu Long và vùng Sài Gòn – Gia Định đều coi ông là Thành Hoàng và đã lần lượt kỷ niệm 300 năm ngày thành lập.
Với những lý do đó chúng tôi đề xuất lấy năm 1604 làm năm thành lập tỉnh Quảng Bình.


Thắng cảnh Cửa biển Nhật Lệ, nơi gợi cảm hứng cho  Nguyễn Du viết nên câu thơ trứ danh khi ông làm Cai Bạ ở Quảng Bình (1809-1813):
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Ô châu Cận lục – Dương Văn An – Nxb Văn Hóa Á Châu 1961.
2. Đại Việt địa dư toàn biên  - Nguyễn Văn Siêu – Viện Sử học và Nxb Văn Hóa năm 1997.
3. Phủ biên tạp lục – Lê Qúi Đôn - Thư viện Quảng Bình xuất bản năm 1998.
4. Đại Nam nhất thống chí – Quốc sử quán triều nguyễn  - Thư viện Quảng Bình xuất bản năm 1998.
5. Lịch sử Quảng Bình – Lương Duy Tâm 1963 (bản đánh máy).
6. Xuôi dòng lịch sử - Nguyễn Thế Hùng (tập san Quảng Bình quê tôi)- Sài gòn năm 197.
7. Đất nước Việt Nam qua các đời – Đào Duy Anh – Nxb Thuận Hóa 1994.



4000
  • Nguyễn Hà Vân
    HÀ VÂN ĐỌC ĐƯỢC MỘT CHÚT THÔI Ạ!
    • ruchung
      Có lẽ do thiếu tính trữ tình của thi ca. Cái này có nhiều và chất lượng tuyệt hảo bên blog phambachieu, bạn Ruchung tôi. Tuy nhiên, nếu chịu khó đọc thì vẫn hết như thường. Cố lên!
    • Nguyễn Hà Vân
      Bác ơi! chất lượng tuyệt hảo- là Hà Vân làng giáo mùa thi chưa kip đọc.
      Từ từ đọc bác ạ!
      Rất cảm ơn và cảm phục bác đấy!
    Ảnh của ruchung

  • .
    • .
    • 21:04 8 thg 5 2012
    Than ôi ! sao cái conment của hoài nhớ tui vào bài này lại lúc ẩn lúc hiện khó hiểu quá
    • ruchung
      Thì comment lại đi. Như cũ hoặc hơn cũ ý!
    • .
      • .
      • 12:03 14 thg 5 2012
      RuChung cạnh Trung Quốc, tiếp theo là ai đó không nhận ra và cuối cùng là Hoài... không có nhớ phải không. Theo HN thì đây là một vấn đề lớn mang tầ..
    • ruchung
      Xem thêm bài tiếp nhé. Bài tiếp sẽ khép lại nội dung này.
    Ảnh của ruchung
    4000
  • Nguytruong
    Tỉnh của bạn có lịch sử thật lâu đời.
    Vui nhé!
    • ruchung
      "Đá trôi nhưng làng không trôi" mà Nguytruong!
  • CDL54
    • CDL54
    • 21:47 7 thg 5 2012
    Đọc đã thấy choáng chứ chưa nói đến công việc của ruchung
    Cảm phục lắm.
    • ruchung
      "Cũng là công việc cách màng (mạng) cả thôi..." (Bút Tre). Chùm ảnh Lễ hội CARNAVAL Hạ Long 2012 bên nhà bạn thật đẹp.
  • ĐỖ CẨM
    chúc mừng các nhà ... đã tìm được tuổi của Quảng Bình .
    • ruchung
      Chưa đến hồi kết. Nhưng cuối cùng rồi cũng sẽ tìm ra, # ĐỖ CẨM nhỉ. Cám ơn bạn.
  • FOREVER
    Cho em tham gia với! Cùng quê!
    • ruchung
      Rất hân hạnh. Đã bổ sung.
  • ruchung
    Than ôi! Comment của người bạn vàng hoàinhớ mới đây chưa kịp trả lời mà đã tự biến đi đâu mất tiêu. Bạn vui lòng comment lại, như cũ hoặc hơn cũ đi nhé. Cám ơn.
    • ruchung
      GIAHU thật đáng trách. Mới đây lại mất thêm entry "BA NGƯỜI" nữa đấy hoài nhớ ạ.
    • .
      • .
      • 21:24 5 thg 5 2012
      Thấy còn mà, bên dưới
    • ruchung
      Ruchung tôi tìm đỏ mắt mà không thấy đâu cả. Chỉ có một Bình luận rác có ổ khoá kẹp giữa comments của Thọ Lộc và Binh, tuy nhiên cũng không mở được bình luận rác này.
    Ảnh của ruchung
    4000
  • PHẠM BÁ CHIỂU
    Một công trình nghiên cứu bài bản, chuyên nghiệp, văn từ đẹp, sắc sảo dày công của Ruchung... Cảm ơn bạn đã cho độc giả hiểu về lịch sử tên gọi Quảng Bình quê hương vô vàn yêu dấu.
    • ruchung
      Thích quá, bạn yêu!
  • PHẠM BÁ CHIỂU
    "Tham gia chủ trì Hội thảo (Mọi người sẽ nhận ra, riêng thi nhân phạmbachieu chưa hẳn đã nhận ra)"
    Hê hê, quả khó nhận ra vô cùng vì bạn tôi ngày thường vốn đẹp trai, nền nã, bình dị mà hôm chủ trì hội nghị thì càng đẹp trai hơn, sang trọng hơn, đẳng cấp hơn. Chiểu thì khó nhận ra nhưng chỉ mong các em út đừng nhầm tưởng quan chức chính phủ nào về tỉnh nhé.
    • ruchung
      Đang nói chuyện khoa học mà, đừng trữ tình ngoại đề dẫn đến lạc đề nhé, thi nhân!
  • Đoàn Binh
    DB đã tìm lại được cuốn Kỷ yếu Hội thảo khoa học '' Xác định ngày thành lập tỉnh Quảng Bình". Chúc mừng ruchung trong bài tham luận của mình đã đưa ra mốc 1604 '' là năm được nhiều người quan tâm nhất ( 13/27 ý kiến ) trong quá trình tìm kiếm khoa học khách quan, độc lập và đầy trách nhiệm: Xác định ngày thành lập tỉnh Quảng Bình''. Gần 11 năm kể từ ngày tổ chức Hội thảo đến nay '' các cấp thẩm quyền đã quyết định lựa chọn năm 1604 làm thời điểm ra đời tỉnh Quảng Bình''. Chúc mừng thành công của ruchung, chúc mừng tỉnh Quảng Bình đã có năm sinh cụ thể.
    • ruchung
      Doanbinh có thể không có tuổi chứ Quảng Bình nhất thiết phải có tuổi!
  • thanhthuoczvolen
    Rất vui vì được Ruchung@ cho biết tường tận về các luận cứ để xác định danh xưng Quảng Bình. Nghe Aky bảo sắp sửa có hội thảo to lắm về vụ này? Tiện đây cho TT hỏi: Đến thế hệ TT đã là đời 15 Thủy tổ họ Nguyễn nhà TT di cư từ bắc vào lập nghiệp ở Quảng bình. Nếu như tính toán thì như vậy khoảng bao nhiêu năm rồi nhỉ? Cám ơn đồng hương nhé!
    • ruchung
      Có thể tạm tính như thế này thanhthuoc nhé:
      1. Tuổi thọ trung bình người Việt hiện nay là 73 (Tổng cục dân số), trước năm 1945 là 29 tuổi (Bs Phạm Ngọc Thạch), như vậy suy ra ở thời cận đại tuổi thọ người Việt có thể là 25 tuổi. Theo đó, tuổi thọ trung bình người Việt Nam từ thời cận đại đến nay sẽ là: (73+25):2= 49 tuổi.
      2. Tuy nhiên tối thiểu bình quân cứ 18 - 20 tuổi mỗi "đời" lại hình thành thêm một "đời" mới, nên thuỷ tổ họ Nguyễn của TT trải qua 15 đời vào định cư ở đất Quảng bình đến nay sẽ là: 18 tuổi (20 tuổi) x 15 đời = 270 (300) năm ( khoảng từ năm 1742- 1712 ).
      3. Thời gian này ứng với các đời Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), Nguyễn Phúc Chú (1735-1738), Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765)
      4. TT nên tự hào vì dòng họ Nguyễn của mình đã có tối đa khoảng 300 năm bồi trúc, xây đắp nên tỉnh Quảng bình ngày nay.
    • thanhthuoczvolen
      Cám ơn Ruchung@ rất nhiều ạ!

    4
    Thọ Lộc
  • "2.3. Năm 1604 (thời Nguyễn Hoàng): Phủ Quảng Bình
    - Có không gian lãnh thổ gần sát với lãnh thổ tỉnh Quảng Bình ngày nay.
    - Là một đơn vị hành chính thống nhất ổn định.
    - Truyền thống văn hóa – lịch sử vùng đất ngày càng được bồi đắp, phát triển và có đủ điều kiện hình thành bản sắc.
    - Lần đầu tiên xuất hiện danh xưng Quảng Bình và đã được sử dụng cho đến ngày nay."
    Theo kiến giải & lập luận của Ruchung thì phương án 1604 là OK nhất, có lí nhất. Tui nhất trí cả hai tay.
    Mặc dù trong zdụ này tui rất chi là mơ huyền mờ.
    Cảm ơn thiện chí của bạn Ruchung v/v đã cung cấp thông tin quí báu và bổ ích này cho mấy tên lang bạt kì hồ như tui.
    • ruchung
      Thế là Ruchung tôi thêm được 01 phiếu biểu quyết bằng 02 tay (Nếu Thọ Lộc có ngẫu hứng biểu quyết thêm cả 03 chân nữa thì cũng chỉ là 01 phiếu mà thôi) của 01 tên lang bạt kỳ hồ.
      "Lang bạt kỳ hồ" là một thành ngữ mà nghĩa gốc là "con sói tự dẫm lên cái yếm của nó", ý nói tự mình gây khó khăn cho mình. Trong đó lang = (con) sói; bạt = dẫm (đạp); kỳ = chính mình; hồ = yếm (phần da xệ dưới cổ một số loài thú). Câu này ghi trong Kinh Thi của Trung Hoa.
      Không hiểu sao dân ta lại dùng thành ngữ này để chỉ những người sống lang thang nay đây mai đó, thậm chí còn bỏ bớt "kỳ hồ" đi cho gọn, chỉ còn... dân lang bạt (?).
      Xem thêm ở tạp chí "Kiến thức ngày nay" số 125, trang 94.
  • .
    • .
    • 23:03 26 thg 4 2012
    RuChung cạnh Trung Quốc, tiếp theo là ai đó không nhận ra và cuối cùng là Hoài... không có nhớ phải không. Theo HN thì đây là một vấn đề lớn mang tầm quốc gia và quốc tế . Quảng bình có năm sinh, thì các nơi khác cũng tìm ngày đẻ, âu cũng là chuyện thường tình, mà việc này cần những nhà khoa học , chí ít bên cạnh Ruchung , Trung Quốc là Lê văn Lan, Cao huy Lê...Chứ mấy đ/c tỉnh thì tổng kết, liên hoan thôi. Chúc bạn thành công trong công tác
  • Đoàn Binh
    Nhớ mang máng là DB có cuốn tài liệu'' Xác định ngày thành lập tỉnh Quảng Bình'' vô tình ai đó đưa cho, sẽ tìm lại đọc để hiểu thêm. Hình như tại Quảng Bình sắp có sự kiện gì đó về vấn đề này phải không ruchung?
    • ruchung
      Mang máng à, thì cố lên!
  • Sóc Tím
    Quảng Bình quê ta ơi!
    • ruchung
      Khoan khoan hò khoan!
  • Minh
    • Minh
    • 16:57 26 thg 4 2012
    1604-2012. Hơn mười năm từ ngày Hội thảo mới chọn được năm khai sinh chứng tỏ sự nghiên cứu là rất kỹ càng. , chỉ hơi tiếc là do kỹ quá nên ko còn dịp kỷ niệm 400 năm. Thôi thì đành đợi dịp kỷ niệm... Nửa thế kỷ Quảng Bình vậy.
    • ruchung
      Nửa thế kỷ, hãy đợi đấy! Còn công bố sẽ chọn thời điểm gần hơn.
  • Giáng Hương
    Xé TEMMMM cho Tỉnh Quảng Bình đổi mới giàu đẹp.
    • ruchung
      May mắn quá. Xé rất trân trọng:Xé TEMMMM ...

11 nhận xét:

  1. RuChung ơi! bài viết rất hay, bà già rỗi sẽ lấy về làm tài liệu. Cám ơn RC nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất vui khi được TTM quan tâm đến Entry này. Cám ơn.

      Xóa
    2. RC ơi! Bà già đã đưa link của bài này về lưu ở phần: "Cắp sách đi học" rồi. Cám ơn lần nữa nhé!

      Xóa
    3. Trần Thụ Mai nói là làm, cảm kích lắm thay. Bà xã Ruchung tôi chũng tên MAI, Ruchung tôi bèn treo chữ MAI 梅 thư pháp cùng câu thơ " Nhất sinh đê thủ bái mai hoa"( 一 生 低 首 拜 梅 花)của tiền nhân Cao Bá Quát do nhà thư pháp Hải Trung thủ bút và tặng qua Bác Bulukhin)đấy

      Xóa
    4. Vậy là mình cũng có tí duyên với chữ MAI RuChung nhỉ?
      Ơ! hơ hơ.. tặng Bác Bu ư! bà già này lại ganh tị với Bác Bulukhin đó RC ơi!

      Xóa
  2. 1- "Mới đây, nhận được thông tin (chưa kiểm chứng): các cấp thẩm quyền đã quyết định lựa chọn năm 1604 làm thời điểm ra đời tỉnh Quảng Bình."
    -----------
    Entry này bạn chuyển từ Yahoo sang (các còm đều ghi 2012) cho nên "Mới đây" mà bạn nói hẳn là năm 2012. Tức là sau hội thảo trên 10 năm, mà các cấp có thẩm quyền chưa có quyết định chính thức. Xin hỏi cấp có thẩm quyền ấy là những cấp nào và tại sao lại chậm trể đến như vậy. Phải chăng họ cho là không công nhận thì Quàng Bình vẫn cứ là Quảng Bình chứ không thành ra tên khác. Phải chăng họ cố ngâm lâu thế cho ra vẻ có nghiên cứu chứ thực ra họ không biết gì về lịch sử. Phải chăng trong Hội thảo (mà Ruchung ngồi cạnh sử gia Dương Trung Quốc trong vai trò điều hành) có nhiều ý kiến phản bác nặng ký làm rối trí sự cân nhắc của các cấp có thẩm quyền. Người đọc nhất là các kiều dân Quảng Bình lại không được đọc các phản bác đó.
    2- Cái tựa đề "THẾ LẦ 1604" nghe có vẻ văn nghệ cho một bài viết hết sức chính luận. Bu tui nói ra để tán đồng chứ không phản đối vì có thế mới thu hút người đọc ngay từ đầu. Tuy nhiên trộm nghỉ nên thêm sau 1604 cái dấu hỏi(?) vì cho đến 2012 thông tin nhận được chưa "kiểm chứng", và khi post lên blogspot của năm 2013 cũng không tiến triển gì hơn. Tức là tên tỉnh Quảng Bình trên nguyên tắc cha] chính thức.
    3-Lập luận của tác giả dựa trên những sử liệu chính thống, các đề mục mạch lạc và hợp lý, các phân tích chặt chẽ có sức thuyết phục.
    Bu tui Nghỉ bụng Người không dự hội thảo và không quan tâm đến lịch sử cũng dễ dàng chấp nhận tên tỉnh Quảng Bình vào cái năm có từ Quảng Bình xuất hiện là 1604.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1. Entry này post 2012 chuyển sang mà chưa cập nhật thông tin nên Bác Bu "băn khoăn" là phải. Đây là tham luận khoa học Ruchung tôi viết và trình bày tại Hội thảo từ hơn 10 năm trước. Ở thời điểm post Entry thì thông tin các cấp thẩm quyền đã quyết định lựa chọn năm 1604 làm thời điểm ra đời tỉnh Quảng Bình là chưa kiểm chứng, nhưng bây giờ thì đã khẳng định đó là thông tin chính thức rồi (HĐND tỉnh đã quyết).
      2."THẾ LẦ 1604" nghe có vẻ văn nghệ một chút , nhưng rất tâm trạng đó Bác à, Như một hơi thở hắt trút gánh nặng 10 năm vậy. Thế là, chị ơi...

      Xóa
    2. 1- Thấy Tham luận khoa học của bạn rất khoa học và đầy sức thuyết phục nhưng hơn 10 năm sau mà người ta còn ngâm thì bu tui bức xúc quá, nói cho hả dạ, cho chi thất thố mong bạn bỏ quá cho.
      2- Bu tui cũng nói "Thế là 1604" có hơi Văn nghệ...xem kỹ lại rất tâm trạng là phải. Bu tui đã có lần viết:
      Thế là lại gặp người dưng
      Tàn thu lại gặp rưng rưng lá vàng

      Xóa
    3. Hôm đọc cái chữ "Thế là 1604", chữ "Thế là.." cũng làm M liên tưởng tới bài thơ "Tình riêng bỏ chợ" và bản nhạc "chị tôi" nổi tiếng..

      Nhưng khi đọc xuống dưới thì toàn là những khảo luận có giá tri lịch sử to lớn cả không gian và thời gian.. Và cái tựa "Thế là.. " lại giống như tiếng thơ, như tiếng thở than, "thế là vậy đấy, thế đấy.." giống như một việc gì đó rất là dở dang và dang dở chưa ngã ngũ gì cả.

      Một bài nghị luận to lớn với cái tựa như là tiếng thơ ngân nga, cũng khiến lòng người thổn thức vì cái dang dở ấy. Anh RC đúng là một chính khách với đầy tình cảm lãng mạn trong lòng.

      Dù sao hôm nay anh RC đã trút được gánh nặng và mỉm cười với kết quả thu được. Chúc mừng Ru Chung nhé.

      Xóa
    4. Vậy là bác Bu chắc cũng đã nhẹ lòng khi biết kết quả rồi.

      À hai câu thơ dưới M nhớ M cũng đã họa lại trong một entry nào đó của anh, nhưng đã quên rồi, bây giờ họa lại.

      Ra đường bác gặp người dưng
      Về nhà lại gặp người dưng bên mình.
      Thôi thì dưng cũng là tình
      Không dưng thì chẳng mình với ta..

      hihi.

      Xóa
    5. 1- TTM có mấy còm xem ra đào sâu suy nghĩ lắm. Mong bạn phát huy lên trong nắm mới này...

      2- Người dưng thì vẫn người dưng
      Bách niên giai lão ai từng thân hơn ??

      Xóa

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]